Mr Sơn | |
0918 575 762 |
Tìm hiểu ngay những lợi ích vượt trội khi sử dụng sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn tĩnh điện được áp dụng lên tới 15% tổng thị trường công nghiệp sản xuất. Sơn tĩnh điện phù hợp với nhiều loại sản phẩm trên thị trường. Nhiều công ty sản xuất chỉ sử dụng sơn tĩnh điện vào quy trình sản xuất. Cùng tìm hiểu rõ hợp về loại sơn này qua bài viết dưới đây ngay nhé!
1. Những loại bột sơn tĩnh điện phổ biến
Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện hiện nay. Bột bao gồm 3 thành phần chính là nhựa, bột màu và chất phụ gia.
Trên thị trường phân làm hai loại:
- Sơn tĩnh điện khô: sử dụng bột sơn tĩnh điện được dùng làm sơn cho sắt, thép, nhôm, inox…
- Sơn tĩnh điện ướt: sử dụng dung môi dùng làm sơn cho gỗ, kim loại, nhựa…
2. Ưu điểm khi sử dụng sơn tĩnh điện
- Sơn tĩnh điện có khả năng sơn được trên nhiều bề mặt và vật liệu.
- Các loại sơn điện bột có khả năng sơn các loại vật liệu bằng kim loại.
- Sơn bảo vệ môi trường, không gây ôi nhiễm môi trường.
- Nước sơn có độ bóng cao giúp các mẫu giá kệ hoặc bề mặt vật liệu được sơn tĩnh điện đẹp hơn.
- Không bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết.
- Thời gian bảo dưỡng, vệ sinh nhanh hơn đáng kể so sơn lỏng, sơn truyền thống
- Bề mặt sơn còn rất cứng hoặc dẻo, bám dính cực tốt trên các chất liệu được sơn
- Giúp tăng khả chịu lực, chống trầy xước hiệu quả
- Có khả năng chống ăn mòn cao, chịu được các tác nhân hóa học từ môi trường
- Không bị oxy hóa và thích nghi tốt với sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam
– Bóng mịn, dễ dàng điều chỉnh độ dày mỏng khi sơn
3. Lợi ích vượt trội khi sử dụng sơn tĩnh điện khác biệt với sơn thường
Khi sử dụng sơn tĩnh điện các sản phẩm có tuổi thọ thành phẩm lâu dài nhờ nước sơn có độ bám dính và chất lượng vượt thời gian phù hợp với mọi điều kiện thời tiết.
Các đơn vị sử dụng hệ thống phun sơn tĩnh điện sẽ mang lại hiệu quả cả về thời gian lẫn, chi phí sản xuất. Giúp tăng năng suất sản phẩm, tối ưu nhân công nhờ hệ thống đồng bộ, chính xác tuyệt đối.
Đối với lượng bột sơn không bám vào bề mặt sản phẩm có thể thu hồi đến 95% để sử dụng cho các lần sơn tiếp theo. Mang lại khả năng tiết kiệm nguyên liệu sơn, chi phí phun sơn cho doanh nghiệp sử dụng.
Lớp phủ tĩnh điện có thể tạo ra lớp phủ dày giúp bảo vệ kệ hơn nhiều so với lớp phủ chất lỏng thông thường mà không bị chảy hoặc chảy xệ. Màu sắc phong phú và có độ bền cao từ 10- 15 năm liên tục.
Đối với dây chuyền sơn tĩnh điện bột thì thiết bị chủ yếu là súng phun tĩnh điện và bộ điều khiển tự động các thiết bị khác như buồng phun sơn và thu hồi bột sơn, buồng hấp bằng tia hồng ngoại, máy nén khí, máy tách ẩm khí nén, các bồn chứa hóa chất để xử lý bề mặt trước khi sơn được chế tạo bằng vật liệu composite.
Hiện nay công nghệ sơn tĩnh được rất nhiều các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng vào sản phẩm nhờ tính hiệu quả, tiết kiệm và cạnh tranh cao như: Công nghiệp hàng hải, công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi và xe gắn máy,cơ khí,viễn thông… đến các lĩnh vực như sơn trang trí, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng...